ĐOÀN THUẬN

ĐOÀN THUẬN

.
ĐOÀN THUẬN
TÁC GIẢ TÁC PHẨM.

TÁC GIẢ
.
.
.
.
.

ĐOÀN THUẬN tên thật là Trần văn Thuận, tự Cát Sỹ. Sinh năm 1943 tại Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa (theo  khai sanh). Thực ra, ông sinh năm Canh thìn, 1940, tại làng Tân Lý, La Gi, tỉnh Bình Thuận, trong một gia đình khá giả. Cha ông là Trần Văn Ngự, một lý trưởng của làng  trong nhiều năm.
Năm 1946, Pháp chiếm nhà làm đồn Tân Lý và cha ông đã qua đời trên đường chạy giặc. Ông theo Ba Má nuôi tản cư qua những cánh rừng dọc theo bờ biển từ La Gi đến Bình Châu.               .
Sau 1954, gia đình ly tán, ông lưu lạc nhiều nơi, làm nhiều công việc để được đi học và đã  …
+ học xong tiểu học ở Bình Châu,          .
+ học trung học đệ nhất cấp ở Gia Định,        .
+ học ban tú tài ở Bà Rịa,      .            .
+ học Đại học Văn khoa, Đại học Sư phạm ở Sài Gòn.
Năm 1963, ông dạy Văn tại trung học tư thục Thánh Tâm,Thánh Mẫu,Thủ Khoa Huân, ở Sài Gòn.
Năm 1969, ông tốt ngiệp Đại học Sư phạm Sài Gòn, ngạch Giáo sư trung học đệ nhị cấp. Ra trường  ông lập gia đình với cô Phạm Thị Kim Thoa và dạy Văn tại trung học Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang.      .
Năm 1972, ông chuyển nhiệm sở về trung học Bình Tuy dạy Anh văn và dạy thêm tại trung học tư thục Vinh Tân, Bồ đề Quảng Đức.
Sau 1975, ông được trả quyền công dân và xếp vào loại giáo viên lưu dung.dạy Văn  tại trường Cấp 3 Hàm Tân, huyện Hàm Tân, tỉnh Thuận Hải  .
Năm 1977,làm phó hiệu trửơng trường Cấp 3 Hàm Tân, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận.
Năm 1994, làm hiệu trưởng Trung học Bán công Nguyễn Huệ, thị xã La Gi, tỉnh Bình Thuận    .
Năm 2007, ông nghỉ hưu tại Thảo Điền, Tp.Hồ Chí Minh.


TÁC PHẨM với NỘI DUNG .
————————————
[bấm vào tên tập sách]

MIỀN ĐẤT TRỌ:
+   Mùa bấc biển.   [nxb Văn nghệ Tp.HCM,1994] [tr.đoànthuận 17]
+   La Gi ngàn xanh [nxb Trẻ 1997] [tr.đoàn thuận 19]
+   Sài Gòn và tôi. [in vi tính] [trang.đoànthuận 4]
+   Mái xưa [nxb Văn học,2013] [tr.đoanthuan 8]

DU TỬ:
+   Rong chơi cùng cát bụi. [nxb Văn Học,2012][tr.đoàn thuận 3]
+   Dưới bóng mây [in vi tính] [tr.đoàn thuận.20]
+   Khoảng lặng của hoa. [ nxb Trẻ, 2001] [tr.đoàn thuận 15]
*   Lời thư bụi (thơ Cát Hoa) [tr.lưu bút 4]

QUAN HỆ XẢ HỘI:
+  Tạ ơn đời (lục bát tam cú)  [nxb Văn học 2013] [tr.đoàn thuận 7]
+   Lời chiều.(lục bát tứ tuyệt) [nxb Trẻ,1996][tr.đoàn thuận 5]
+   Lửa đầu non. (lục bát trường thiên) [nxb Trẻ,1999] [tr.đoàn thuận]
Tượng.  [nxb Trẻ, 2002] [tr.đoàn thuận 13]
+   Dưới hoa [nxb Văn học 2013] [tr.đoàn thuận 14]
+   Lửa đêm mưa. [nxb Trẻ 1998] [tr.đoàn thuận 12]
Đời sậy  [nxb Trẻ, 2003] [tr.đoàn thuận 18].
Dấu xưa  [in vi tính] [thơ đường luật.2]
Mây mưa  (truyện thơ)  [in vi tính] [tr.đoàn thuận 16]

VĂN HÓA GIÁO DỤC:
+   Sắc phượng.[Hội VHNT Bình Thuận,2006 ] [tr.đoàn thuận 9]
+   Mùa trọ học [in vi tính] [tr.đoàn thuận 10]
+   Búp sen (thơ thiếu nhi) [in vi tính] [tr.đoàn thuận 11].
Những điều nghe thấy [in vi tính] [tr.trào phúng.51]

THƠ DỊCH:
+  Đường Thi [ thơ dịch]  [nxb Văn Học, 2012] [thơ dịch.2>>82]
Thơ thiền Vương Duy (thơ dịch)[nxb Thời đại 2014] [tthơ dịch.9]
+  Mùa thạch thảo [nxb Văn học, 2013] [thơ haiku.2]

THẾ SỰ:
Đất và Người  [nxb Thanh niên, 2013] [tr. trào phúng.48]
Tiếng dội từ đất  [in vi tính] [tr.trào phúng.50]
+  Nghe thấy và nghĩ [vi tính] [trang traò phúng.53]
Họa hủy diệt [in vi tính] [tr,trào phúng.52/

BÚT KÝ:
+  Những mảng vỡ thời gian [bị tịch thu,1975]
+  Những miền đất trọ.[bị tịch thu,1975]
Sậy dại trước gió mùa [in vi tính] [tb.22]

THƯ PHÁP
+  Giọt mùa (thư pháp)  [in vi tính]

TƯỢNG ĐIÊU KHẮC
+ 29 tượng bán thân được chạm từ vài loại đá đặc biệt ở La Gi
+ 7 tựợng nhỏ từ rễ cây gỗ quí ở La Gi.


Như vậy
,                              .
+ trên 40 năm ông gắn chặt đời mình với phấn trắng bảng đen, với biết bao thăng trầm như  một số phận. Ông tự ví cuộc đời ông như cuộc rong chơi cùng cát bụi.                           .
+ 26 tập sách ghi lại cuộc đời lưu lạc xa mẹ xa quê của ông như một hành trang.

THỂ LOẠI.                             .
Ngoài thể Đường luật lâu đời theo dòng văn chương Việt-Hán, hay thể Tự do thoát thai từ thơ ca Tây phương trong phong trào Thơ mới và thể Haiku của Nhật Bản, thơ Đoàn Thuận phần lớn  được viết theo thể Lục bát thuần Việt.         .

1.LỤC BÁT. Lục Bát Đoàn Thuận có ba dạng: .
+ Lục bát trừơng thiên,                        .
+ Lục bát tứ tuyệt,                                    .
+ Lục bát tam cú.                      .         .
* Lục bát trường thiên gồm có ba cặp lục bát tức sáu dòng thơ trở lên. Lửa đầu non, Trường ca La Gi, truyện thơ Mây Mưa đươc viết theo thể dạng này. Thơ tiếng nước ngoài cũng được ông dịch sang lục bát như tập Đường ihiThơ thiền Vương Duy.                           .
* Lục bát tứ tuyệt chỉ có hai cặp lục bát trong bốn dòng thơ. Một bài  Lục bát tứ tuyệt thường bày tỏ dứt điểm một ý chính. Mở đầu tập Lời Chiều, ông viết:                              .
Bốn câu lục bát xa xôi.                                   .
gửi Mẹ khúc hát một thời ru con                          .
gửi vầng trăng phía sau non                       .
lá dương liễu rụng lối mòn về Em.                       .

Bốn câu lục bát ghi trọn nỗi nhớ quê của một đứa con lưu lạc xa xôi. Trong cõi nhớ ấy, có Mẹ ru con, có Em dạo quanh con đường lá dương liễu rụng dưới vầng trăng quê hương. Bốn câu lục bát như khúc hát một thời, như lối mòn đi về trong ký ức. Nỗi nhớ dịu êm một thoáng buồn.

* Lục bát tam cú (Lục bát ba câu) gồm 20 âm tiết phân trên 3 dòng 6/8/6,ghi lại một ý chính. Tựa của tập thơ Tạ Ơn Đời ghi:                   
Tạ ơn trời đất núi sông,
cho tôi xuôi ngược chơi rong một thời,
tạ ơn Mẹ,tạ ơn đời.

Một bài tam cú có thể có nhiều khổ để lưu lại nhiều ý liên kết nhưng chữ thứ 6 trong câu cuối của khổ một 1 phải hiệp vận với chữ thứ 6 trong câu đầu của khổ 2. Khổ 1 trong Một trang viết không ghi đầy đủ các ý nên cần đến khổ 2 như dưới dây.                             
1.

Đôi dòng lục bát ba câu.
sao gom hết được mối sầu nhân gian.
Sách xưa mối mọt nhấm vàng.
2.
Rách nhầu giấy dó tan hoang.
Án thư nghiên bút mênh mang gió lùa.
Trời chờ phác thảo đêm mưa.

Chữ vàng hiệp với chữ hoang theo vần ang. Cứ như thế nếu có khổ 3. Đây chính là sự khác biệt giữa Luc bát tam cú của Đoàn Thuận và Lục bát ba câu của tác giả khác.

2. Thể HAIKU
Đầu thập niên 60, trên trang lưu bút của nhóm  Kiến trúc Saigon
xuất hiện những bài thơ Haiku viết tay, theo kiểu thư pháp, không tựa đề, chỉ ký tên Trần Thuận. Khi về Thảo Điền, chúng tôi có dịp liên hệ với các nhóm thân hữu của ông và sưu tập được gần 200 bài Haiku  cùng trên 30 bức thư họa. Với sự hỗ trợ của nhóm Ái hữu Đại học Sư phạm Saigon ở Pháp, chúng tôi biên tập thành Giọt Mùa, một tập thơ Haiku với 130 trang thư pháp.
Năm 2013, Nhóm Thân Hữu ở Pháp, một lần nữa, giúp chúng tôi xin giấy phép xuất bản tập Mùa Thạch Thảo. Trong tập thơ này, ông dùng thể Haiku của Nhật Bản để ghi lại cảm nhận của mình khi đọc các Quẻ trong Kinh Dịch của Trung Quốc.

Haiku là thể thơ cổ của Nhật Bản xuất hiện vào khoảng thế kỷ thứ 6. Một bài Haiku gồm 17 âm tiết phân bố trên ba dòng 5/7/5 theo một bố cục chặt chẽ, trong đó phải có nội dung về Mùa. Đoàn Thuận vẫn giữ đủ 17 âm tiết trên 3 dòng, nhưng thứ tự dòng thơ đôi khi thay đổi và có vần điệu ở cuối câu  cho phù hợp với âm sắc Tiếng Việt. Do đó, Haiku Đoàn Thuận rất gần với dạng Lục bát ba câu trong thơ ca Việt Nam.
Ví dụ:
sợi tóc trắng trên gối,
tơ nhện giăng ngang hạt lệ trời,
nghe gần bước chân mỏi.

3.Thơ trào phúng.                          .

Đoàn Thuận có mảng trào phúng phản ánh hiện thực xã hội khá phong phú trong 6 tập thơ sau:
+Đất và Người,                                           .
+Tiếng dội từ đất,                                    .
+Những điều nghe thấy,                                .
+Nghe thấy và nghĩ,                            .
+Họa hủy diệt.

4. Bút ký.                                 
        Ngoài phần thơ nói trên, Đoàn Thuận còn có 5 tập bút ký, dưới dạng tùy bút, gồm những  đoản  văn  ghi lại Những mảng vỡ thời gian, Những miền đất trọ, ký tên Trần Văn Thuận. Trong sáu ngàn trang bản thảo, ông ghi lại những gì ông nghe thấy trên đường đi học và đi dạy từ năm học đệ thất ở Bà Rịa đến 1970, khi ông dạy học ờ Hà Tiên.
Năm 1975, Ban Quân quản đã tịch thu  5 tập bút ký cùng với nhiều sách quí xuất bản ở miền Nam. Sau đó nhiều lần ông có làm đơn xin lại những tập bút ký nói trên nhưng Sở Công an Bình Thuận đều trả lời “không tìm thấy”.
Năm 2012, khi về nghỉ hưu ở Thảo Điền, nhiêu thân hữu, đã từng đi học đi dạy với ông trước 1975, hỏi thăm về hoàn cảnh sinh sống của ông. Qua internet, ông cảm tạ quí thân hữu bằng hồi ức về một thời đã qua.Chúng tôi sưu tập và lưu lại trong tập tủy bút Sậy dại trước gió mùa.

       Ghi chú.
Về thể loại, dường như Đoàn Thuận có cách dụng riêng để ghi lại cảm nghĩ của mình trước cuộc sống:
Ở mảng thơ tự do, ông có những bài ít lời rất cô đọng, nhưng cũng có câu rất dài theo thể Hậu hiện đại để diễn tả trọn vẹn một sự việc hay một ý nghĩ, như  trong Giọt thời gian có mấy câu:                       .
chậm chạp ngày qua cây sầu đông làn sương nhạt   .
lối sỏi thềm hoa, sa lông trống, không ai về.
phin buổi sáng nhỏ giọt, đậm đặc, thời gian cà phê
muỗng nhỏ,thẩu đường,chờ dỗ ngọt tách pha lê đắng
mùa đi, bao nhiêu năm, ta về một góc quê.             

Ở mảng bục bát. Ông giữ đúng luật âm vận ở cuối câu, còn lại đôi khi ông cách nhịp, tách ý rất lạ.
Con tàu mang nỗi nhớ qua.                            
Nhớ, ta nhớ cả đường xa phố gần.
Không mong,ngày đi hao dần.                           


CHỦ ĐỀ.                              .                              .
Đất Người là chủ đề chính trong tác phẩm của Đoàn Thuận.Đất đối với ông là Trái Đất của muôn loài, là lãnh thổ của một dân tộc, là quê quán của một Người. Người tìm Đất khẩn hoang lập ấp, khai thác tài nguyên, xua đuổi thú dữ để tồn tại. Đất cũng là mục tiêu của chiến tranh xâm lược, là nơi chôn dấu bao xác Người.                                .
Đất là nơi Người đến trọ.
Đất không ngừng biến đổi,
Người luôn tìm chốn bình yên.

Đôi khi chỉ cần một rẻo Đất để dựng mái lều, gieo hạt giống.                Nhưng Người phải đối diện với Thú.

 ĐỀ TÀI.                            .
Chủ đề Đất và Người được thể hiện qua những đề tài khác nhau.
* Trong mảng thơ trào phúng, Đoàn Thuận phản ánh một phần hiện thực của xã hội loài  người đôi khi pha lẫn đôi điều phê phán.
+ Đất và người: Tập thơ phản ánh mối quan hệ chằng chịt giữa người và người, những biến động xã hội, cùng những biến đổi khí hậu toàn cầu.
+ Những điều nghe thấy, Nghe thấy và nghĩ:  ghi lại những sai lầm dẫn đến những hậu quả biện chứng của một chế độ độc tài toàn trị.
+ Họa hủy diệt, Tiếng dội từ đất:  Nông nghiệp và ngư nghiệp là hai nguồn sinh sống của dân tộc Việt Nam có từ thời Lạc Hồng, nay bị đe dọa hủy diệt và Dân đứng lên đấu tranh giành lại chủ quyền trên mảnh đất tổ tiên.

* Trong mảng thơ trữ tình, Đoàn Thuận như một du tử, một đứa con xa Mẹ rong chơi qua cõi đời gió bụi. Trong cuộc lữ hành, du tử gặp bạn đời dưới bóng hoa, nhớ mẹ nơi quán trọ,mong về quê cũ bên thềm ga vắng
+ La Gi ngàn xanh, Sài Gòn và tôi, Mùa bấc biển, Lửa đầu non, Tượng chính là một quê hương, một mảnh đất trọ, một cõi di về của du tử.
+ Rong chơi cùng cát bụi, Tạ ơn đời là cuộc lữ hành của du tử.
+ Mái xưa, Lời chiều là nỗi nhớ quê nhớ mẹ.
+ Dưới hoa, Khoảng lặng của hoa, Lửa đêm mưa: Du tử cùng bạn đời chia sẻ buồn vui giữa cuộc đời dâu bể.
+ Sắc phượng, Búp sen : Du tử dưới mái trường.

Thảo Điền, 2012.
TRẦN CÁT TƯỜNG

.

.

.

.

.

.
tranh của Igor Zenin

.

^^ về đầu trang
<<về trang chủ

Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22

Trả lời

  1. Em muốn tìm hiểu kĩ hơn về nội dung của bài Nhớ lại tuổi thơ trong tập Lửa đầu non mình có tài liệu hay nội dung gì chia sẻ giúp em được không ạ?

  2. Hồng Nhung thân quí.
    Đây là bài
    NHỚ LẠI TUỔI THƠ

    Đôi khi ngồi nhớ lại đời.
    Thấy ta côi cút một thời trẻ con.
    Bấm chân bùn vượt lên non.
    Cha vào thiên cổ. Mẹ mòn mỏi xa..

    Dưới trăng đâu tỏ màu hoa.
    Ôm bao mộng ước ta qua đồng chiều.
    Tưởng đời như một cánh diều.
    Vi vu bay giữa bao nhiêu mây trời.

    Ấu thơ ơi, thuở đầu đời.
    Một ly rượu ngọt ta mời mọc ta.
    Từng ngày ga xép tàu qua.
    Từng trang sách mở, dần xa tuổi mình.

    “Nhớ lại tuổi thơ” là nhớ lại “một thời côi cút, khi Cha đã qua đời Mẹ vắng xa, lưu lạc nơi xứ người với những ước mơ khờ dại…”. Bài thơ này không còn nằm trong tập “Lửa đầu non’, mà nằm trong tập “Mái Xưa”.Hiện nay,tôi có 26 tập thơ ghi lại đôi điều về cuộc sống nhưng rất ít người biết.

    Dạo này, Hồng Nhung ra sao ? ở nơi nào? Có thể liên lạc với tôi qua email : doanthuancs@gmail.com.
    Đoàn Thuận.


Bình luận về bài viết này

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.